Các nguồn cực đoan và fringe Wikipedia:Nguồn_đáng_tin_cậy

Xem thêm thông tin: Wikipedia:Fringe theories

Đối với các tổ chức và cá nhân thể hiện các quan điểm được thừa nhận rộng rãi là cực đoan, chỉ nên sử dụng các nguồn này cho các thông tin về chính họ và trong các bài viết về chính họ hoặc các hoạt động của họ; mọi thông tin sử dụng đều phải liên quan trực tiếp tới chủ thể. Không nên lấy từ các nguồn như vậy các nội dung gây tranh cãi, tuyên bố về các bên thứ ba, trừ khi các tuyên bố này đã được xuất bản bởi các nguồn uy tín. Bài viết không nên dựa chủ yếu vào các nguồn như vậy.

Đối với các tổ chức và cá nhân quảng bá các học thuyết được đa số xem là fringe theory (nghĩa là các quan điểm thiểu số, đối lập với quan điểm dòng chính trong lĩnh vực đó), chẳng hạn như some forms of revisionist history hoặc giả khoa học, chỉ nên dùng các nguồn này cho các nội dung về chính họ, hoặc để bổ sung chi tiết cho các quan điểm của những người đề xướng chủ đề (nhưng phải ghi rõ ràng về tác giả và mức độ thiểu số). Khi nói đến những nguồn này, không được làm ảnh hưởng xấu đến miêu tả về quan điểm chính thống, không được dùng các nguồn này để miêu tả quan điểm chính thống hay để miêu tả đánh giá về chính các học thuyết thiểu số này. Khi sử dụng các nguồn này, phải tìm được các nguồn chính thống đáng tin cậy để có thể miêu tả và trình bày về bất đồng một cách công bằng, thể hiện quan điểm chính thống là quan điểm đa số, và học thuyết fringe là quan điểm thiểu số

Liên quan